Chắc
bạn đã biết đến slogan “hãy nói theo cách của bạn” của Viettel hay câu “Luôn
luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” của tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới
Prudential. Tất cả những slogan mà hầu như ai cũng biết, chính là thành quả
sáng tạo của các Copywriter (người sử dụng ngôn từ khéo léo để tạo sự thu hút
từ khách hàng).
Các
nhãn hàng hay tập đoàn nổi tiếng thường thuê các Agency (các công ty cung cấp
dịch vụ quảng cáo, Marketing...) thực hiện các chiến dịch truyền thông, các
clip quảng cáo thay họ. Và tất nhiên nội dung, câu chữ của toàn bộ các quảng cáo
ấy là do các Copywriter “vắt óc” nghĩ ra.
1. Công việc chính của Copywriter là gì?
Vị
trí của Copywriter tại Agency là ở bộ phận Creative, các “phù thủy con chữ”
chịu trách nhiệm về ý tưởng quảng cáo, slogan... Công việc cụ thể như sau:
- Nghĩ
ý tưởng chủ đạo cho chiến dịch quảng cáo;
- Viết
headline, sub headline cho bài quảng cáo;
- Viết
kịch bản TVC hoặc kịch bản Radio;
- Đặt
tên cho một sản phẩm mới, một Event, một chương trình Game Show do nhãn
hàng tổ chức;
- Viết
slogan (tagline);
- Viết
lời bài hát, đồng dao, vè…;
- Hỗ
trợ tìm kiếm hình ảnh;
- Dịch
tất cả thể loại tài liệu từ Anh sang Việt, Việt sang Anh.
Mức
lương: 6,000,000 - 9,000,000 VND.
Danh sách các blogger vệ tinh.
Danh sách các website chính
Danh sách các nội dung quan trọng
Danh sách các blogger vệ tinh.
Danh sách các website chính
Danh sách các nội dung quan trọng
Sỉ Giày Thể Thao Nam Nữ Giá Tận Xưởng TẠI ĐÂY
Giày Đá Bóng đẹp Tại Đây
Xem
ngay giày đá bóng tốt
2. Kiến thức, Kỹ năng & Kinh nghiệm cần có
Kinh nghiệm
Đối
với người mới ra trường, nhà tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm nhưng nếu bạn
là blogger và có nhiều lượt tương tác hay Facebook của bạn nhận được nhiều chia
sẻ bởi những bài viết hay thì có thể xem là một ấn tượng tuyệt vời.
Chuyên môn
Học
các chuyên ngành Quảng cáo, Marketing, Quan hệ công chúng, Truyền thông đa
phương tiện hoặc Quản trị kinh doanh.
Nếu
bạn là người học trái ngành, đừng quá lo ngại. Đây được xem là nghề sáng tạo và
việc làm có được nhờ vào kinh nghiệm và khả năng của bạn. Nếu bạn là người có
khả năng viết tốt, sáng tạo câu chữ thì bạn đã có thể trở thành một Copywriter
rồi đấy!
Kỹ năng
- Kỹ
năng viết và vốn từ phong phú là vô cùng quan trọng với Copywriter. Các
Copywriter phải viết theo yêu cầu của khách hàng với nội dung cần có điểm
nhấn, nổi bật. Rất nhiều câu chữ của các Copywriter đã trở thành xu hướng
và là “câu cửa miệng” của nhiều người.
- Biết
phân tích, tổng hợp thông tin: Copywriter cần có khả năng phân tích, tổng
hợp thông tin của khách hàng và thị trường để đưa ra những nội dung phù
hợp với chiến lược thương hiệu. Copywriter phải nắm bắt được tất cả những
gì đang “hot” hiện nay, cần hiểu các chiến dịch trong quá khứ và xu hướng
tương lai.
- Khả
năng trình bày tốt: Bạn phải là người ăn nói lưu loát, thu hút và truyền
đạt tốt ý tưởng của bạn đến đồng nghiệp để họ hiểu và bạn phải trình bày ý
tưởng nội dung của mình một cách thuyết phục với khách hàng.
- Chịu
được áp lực: Làm việc tại các Agency năng động với môi trường thoải mái
sáng tạo là ước mơ của nhiều người nhưng bên cạnh đó “áp lực” là không thể
tránh khỏi. Việc “deadline” dồn dập, ý tưởng bị phản bác hay phải giải
thích nhiều lần về câu slogan tâm huyết là chuyện bình thường.
3. Nơi nào cho bạn những kỹ năng này?
Đọc
thật nhiều, viết thật nhiều, trải nghiệm thật nhiều: Với một Copywriter để tạo
nên câu chữ hay thì cần phải có vốn từ phong phú (cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh).
Bạn phải là người đọc nhiều, am hiểu nhiều thứ. Việc đọc và viết thật nhiều sẽ
giúp bạn có tư duy ngôn ngữ tốt hơn. Những trải nghiệm trên nhiều lĩnh vực mang
lại cho bạn đa dạng góc nhìn hơn về cuộc sống.
Hãy
tôn trọng sự khác biệt của bạn và phát triển nó. Đó là lời khuyên từ các
Copywriter hàng đầu, với ngành “vắt óc” này thì có thể xem sự khác biệt của bản
thân bạn là thứ cần được nuôi dưỡng nhất. Đừng ngần ngại, khác biệt mới làm nên
sự thành công. Hãy tưởng tượng, tư duy khác biệt ngay từ bây giờ.
Viết
blog cá nhân, viết content cho các fanpage bán hàng... đây là cơ hội để các bạn
luyện tập kỹ năng viết, nắm bắt tâm lý người đọc và khách hàng. Nếu bạn hứng
thứ với việc viết blog cá nhân, bạn hoàn toàn có thể đăng ký 1 tài khoản blog
miễn phí chỉ trong vòng chưa đầy 3 phút qua các nền tảng blog miễn phí như
WordPress.com, Blogspot.com hay Medium.com…
4. Tích lũy kiến thức thực tế ở đâu?
Bạn
có thể học các kiến thức về Copywriter cũng như các kỹ năng phân tích cần thiết
tại các trang học online tại Vinalink. Ngoài ra, bạn nên nghiên cứu và cập nhật
thông tin về lĩnh vực Marketing tại Brandsvietnam.com, Copywritervietnam.
Vì
kiến thức thực tế vẫn là quan trọng nhất nên bạn hãy cố gắng tham gia thật
nhiều các hoạt động liên quan đến Maketing, truyền thông để học hỏi cách viết
tin quảng cáo.
Bạn
nên đọc sách của các Copywriter hàng đầu như Dave Trott, bạn hãy đọc thử “Ý
tưởng này là của chúng mình” của tác giả Sói Ăn Chay hay quyển sách “gối đầu”
của dân Copywriter “Làm bạn với hình, làm tình với chữ” của tác giả Bút Chì.
Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu những chia sẻ thực tế về nghề của những
Copywriter hàng đầu như: Kiến lang thang, Huỳnh Vĩnh Sơn...
Hãy
góp nhặt những câu chuyện xung quanh bạn: lắng nghe và đừng vội phán xét những
câu chuyện. Đó là lời khuyên mà các Copywriter đưa ra về cách tạo nên nét “đậm
đà” khi làm nghề. Những câu chuyện vu vơ với nhóm bạn biết đâu lại trở thành ý
tưởng tuyệt vời được khách hàng chấp nhận.
5. Những công ty tiêu biểu trong ngành
Dentsu Vietnam: Dentsu Vietnam chuyên về lĩnh vực Marketing và là công ty
con của tập đoàn Dentsu ở Việt Nam. Khách hàng của Dentsu có thể kể đến:
Ajinomoto, Canon, Dai-ichi life, Toyota, Panasonic, Sanyo, Toyota, Kirin,
Ajinomoto…
Ogilvy & Mather: Đây là một công ty quốc tế chuyên về
quảng cáo, Marketing và quan hệ công chúng có trụ sở tại Manhattan, và là một
bộ phận của tập đoàn WPP. Công ty này hoạt động với 450 văn phòng tại 161 thành
phố của 120 quốc gia trên toàn thế giới với khoảng 18.000 nhân viên.
Leo Burnett Vietnam: Là một công ty toàn cầu với 96 chi nhánh
tại 84 quốc gia và trên 8000 nhân viên, Leo Burnett mong muốn trở thành một
công ty truyền thông tiếp thị tốt nhất trên thế giới. Với một đội ngũ chuyên
gia về thị trường táo bạo, Leo Burnett ’s đã có mặt được một thời gian dài và
giúp phát triển những thương hiệu lớn nhất và thành công nhất ở Anh và ở nhiều
nước khác nữa.
6. Con đường sự nghiệp
Junior Copywriter → Senior
Copywriter → Creative
Director (CD)
Junior Copywriter: Đây là cấp bậc khởi đầu khi bạn bước vào con đường “câu
chữ” này. Tại vị trí Junior bạn sẽ thực hiện các dự án theo yêu cầu của cấp
trên như viết và chỉnh sửa nội dung cho các mẫu quảng cáo, nội dung trên social
network, viết báo cáo...
Senior Copywriter: Khi thăng tiến lên vị trí Senior, bạn được tham gia vào
các hoạt động mang tính hoạch định như sáng tạo ý tưởng, lên concept cho dự án,
phối hợp làm việc với Art Director, thuyết trình dự án với khách hàng, quản lý
thực hiện dự án...
Creative Director: Đây là vị trí “cầm cân nảy mực” để những ý tưởng sáng tạo
của đội nhóm thành hiện thực và tất nhiên là phải vừa lòng khách hàng và mang
lại lợi nhuận cho công ty. Thông thường sẽ mất 8 - 10 năm để đạt được vị trí
này.
7. Bạn sẽ làm việc với những ai?
- Strategic
Planner
- Account
Executive
---
Nhận xét
Đăng nhận xét